Thông tin bản đồ quy hoạch Hà Nội & các quận huyện - STG Real Estate
Thông tin quy hoạch

Hiện nay, định hướng quy hoạch Hà Nội đang được thực hiện theo: Bản đồ Quy hoạch Hà Nội đến 2030 và tầm nhìn đến 2050. Dự kiến, quy hoạch xây dựng chung thành phố Hà Nội sẽ là khu vực  phát triển năng động và đứng đầu về chất lượng đô thị, môi trường đầu tư, an ninh quốc phòng… là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, giáo dục quốc tế, khoa học công nghệ đứng đầu não của cả nước.

Vị trí địa lý và dân số tại thủ đô Hà Nội

Các bản đồ quy hoạch Hà Nội đều thể hiện vị trí của Hà Nội là ở 21.0278° vĩ độ Bắc và 105.8342° kinh độ đông. Hà Nội nằm tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; Hà Nam, Hòa Bình ở phía nam; các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía đông và Hòa Bình, Phú Thọ ở phía tây.

Sau đợt mở rộng địa giới hành chính mới nhất gần đây, Hà Nội đã có sự thay đổi về số lượng quận, huyện. Theo bản đồ quy hoạch Hà Nội hiện hành thì Hà Nội hiện tại đang có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện:

  • 12 quận tại Hà Nội bao gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông.
  • 1 thị xã là xã Sơn Tây
  • 17 huyện bao gồm: huyện Ba Vì, huyện Chương Mỹ, huyện Phúc Thọ, huyện Đan Phượng, huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm, huyện Hoài Đức, huyện Mê Linh, huyện Mỹ Đức, huyện Phú Xuyên, huyện Quốc Oai, huyện Sóc Sơn, huyện Thạch Thất, huyện Thanh Oai, huyện Thường Tín, huyện Ứng Hòa, huyện Thanh Trì.

Năm 2008 Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích 3.324,92km². Hà Nội cũng nằm trong top 17 thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới. Hà Nội có vị trí nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên của sông Hồng, trong đó các khu vực đồng bằng chiếm 3/4 diện tích của thành phố. Vì vậy Hà Nội được xem là nơi có vị trí và địa thế thuận lợi để trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học cũng như đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Tính tại thời điểm năm 2015 thì dân số Hà Nội là 7.558.959 người, và dự kiến sẽ đạt 8,5 triệu người trong những năm tới. Đa số dân cư tại Hà Nội là người dân, tỉ lên dân cư thuộc các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày… chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Chủ trương của chính phủ là xây dựng và Phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thành phố Xanh – Văn hiến – Văn Minh – Hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững, Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả, là biểu tượng cho cả nước, đóng vai trò trung tâm hành chính- chính trị Quốc gia, trung tâm lớn của Quốc gia về văn hoá – khoa học – giáo dục – kinh tế, một trung tâm du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Bản đồ quy hoạch một số quận huyện nổi bật tại thủ đô Hà Nội

Hiện nay nhiều quận huyện tại Hà Nội đang chủ trương thực hiện nhiều dự án quy hoạch quan trọng. Các bản đồ quy hoạch Hà Nội hiện hành đề cập đến các vấn đề quy hoạch của các quận huyện tiêu biểu như quận Ba Đình, quận Ba Đình và huyện Mê Linh.

 Bản đồ quy hoạch Hà Nội quận Ba Đình

Thông tin dự án quy hoạch quận Ba Đình, thành phố Hà Nội đến năm 2020 chủ yếu là khu đô thị hiện hữu hạn chế phát triển mà tập trung vào cải tạo, chỉnh trang các khu cũ kết hợp tổ chức xây dựng sắp xếp lại các chức năng sử dụng đất để bảo tồn, phát huy giá trị đô thị lịch sử. Hệ thống giao thông quận Ba Đình hiện tại nhìn chung khá đơn giản, trục đường chính được tiếp nối với các quận bên cạnh tạo thành con đường giao thông huyết mạch. Độ rộng đường trục chính hiện tại khá nhỏ, giải tỏa mặt bằng khó khăn bởi ảnh hưởng tới nhiều di tích lịch sử.

Bản đồ quy hoạch Hà Nội 1

Quận Ba Đình là khu vực trọng điểm trên bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nội.

Vì thế giải pháp để quy hoạch giao thông quận Ba Đình cần làm cẩn thận, khéo léo và khoa học. Về bản vẽ bản quy hoạch giao thông quận Ba Đình sẽ giúp đồng bộ hạ tầng, nâng cao tính thẩm mỹ trong kiến trúc đô thị, cải tạo cảnh quan sống. Trong đó trú trọng tới quy hoạch các tuyến đường giao thông:

  • Thông trục đường Kim Mã – Trần Phú
  • Quy hoạch mở rộng đường Đội Cấn và các tuyến đường phụ trong quận
  • Giải quyết các nút giao thông quan trọng như: Điện Biên Phủ – Đống Đa, Kim Mã – Vành đai 2, Hoàng Hoa Thám – Phan Đình Phùng – Quán Thánh, Yên Phụ – đường Thanh Niên,…

Bản đồ quy hoạch Hà Nội quận Hai Bà Trưng

Bản đồ quy hoạch Quận Hai Bà Trưng mới nhất, tra cứu thông tin quy hoạch luôn là một trong những thông tin quan trọng nhất khi bạn đi đầu tư bất động sản tại Quận Hai Bà Trưng. Có không ít trường hợp người đi mua nhà đất do thiếu các thông tin liên quan đến bản đồ quy hoạch tại Quận Hai Bà Trưng mà sau đó đã gặp phải những tình huống tiền mất tật mang. Theo thông tin quy hoạch quận Hai Bà Trưng chi tiết liên quan đến đất ở, giao thông có các nội dung cơ bản sau:

  • Quy hoạch sử dụng đất quận
  • Tổ chức không gian kiến trúc theo các định hướng: tôn tạo di tích, cải tạo làng xóm đang đô thị hóa,cấu trúc không gian cây xanh đường phố.
Bản đồ quy hoạch Hà Nội 2

Hai Bà Trưng cũng là một trong những khu vực quan trọng

  •  Tận dụng triệt để hệ thống cây xanh đường phố, cây xanh công viên, cây xanh cách ly, mặt nước, các cơ sở di chuyển, thay đổi chức năng để tăng thêm cây xanh sân chơi, bãi tập, bãi đỗ xe tạo thành hệ thống cây xanh chung bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Cải tạo, các khu nhà ở cũ, đảm bảo chỉ giới đường, hành lang kỹ thuật
  • Quy hoạch mạng lưới giao thông với các tuyến đường xây dựng mới, điều chỉnh mở rộng và kéo dài như: Nguyễn Đình Chiểu –  Đại Cồ Việt, Đồng Nhân – Lò Đúc, Yên Bái – Trần Khát Chân…

Bản đồ quy hoạch Quận Hai Bà Trưng không những thể hiện thông tin chung mà còn là cơ sở pháp lý cho từng khu đất cụ thể tại Quận Hai Bà Trưng. Ở mỗi khu đất khác nhau sẽ có những đặc trưng cũng như giá trị riêng, chính vì vậy mà cũng có nhiều loại bản đồ quy hoạch tại Quận Hai Bà Trưng tương ứng với từng khu vực.

 Bản đồ quy hoạch Hà Nội Huyện Mê Linh

Huyện Mê Linh nằm ở phía bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 29km và có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp huyện Sóc Sơn của thành phố Hà Nội (với ranh giới là sông Cà Lồ), thành phố Phúc Yên và huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc
  • Phía nam giáp huyện Đan Phượng với ranh giới là sông Hồng
  • Phía đông giáp huyện Đông Anh
  • Phía tây giáp huyện Yên Lạc của tỉnh Vĩnh Phúc với ranh giới là sông Cà Lồ.
Bản đồ quy hoạch Hà Nội 3

Bang đồ quy hoạch huyện Mê Linh cũng là khu vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Huyện Mê Linh có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Chi Đông, Quang Minh và 16 xã: Chu Phan, Đại Thịnh (huyện lỵ), Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tráng Việt, Tự Lập, Vạn Yên, Văn Khê.

Theo quy hoạch huyện Mê Linh là khu vực phát triển đô thị dịch vụ ở cửa ngõ phía Tây Bắc thành phố gắn với vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp dịch vụ thân thiện môi trường; vành đai xanh, nêm xanh của thành phố; đô thị công nghiệp sạch đa ngành; nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông (đường bộ, đường sắt); trung tâm thương mại, dịch vụ, y tế cấp vùng phía Bắc Hà Nội.

Bản đồ quy hoạch giao thông tại Hà Nội

Bên cạnh quy hoạch đất sử dụng, bản đồ quy hoạch Hà Nội về vấn đề giao thông cũng được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ngày 26/7/2011 thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 1259/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quyết định 1259 đã nêu trên, quy hoạch giao thông TP Hà Nội được thực hiện cụ thể như sau: Tăng cường phát triển hệ thống giao thông vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân như: Xe buýt nhanh (BRT), đường sắt đô thị; xây dựng một số tuyến đường nhiều tầng từ vành đai 4 trở vào.

Bản đồ quy hoạch Hà Nội 4

Bản đồ quy hoạch Hà Nội thể hiện các vấn đề về giao thông, đường xá cũng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Đồng thời triển khai xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống giao thông vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển, tổ chức giao thông hợp lý tại các nút giao thông, các tuyến đường, đảm bảo lưu thông trong nội đô và tại các cửa ngõ của đô thị, góp phần giải quyết vấn đề tắc nghẽn cao thông vào các giờ cao điểm trong thành phố.

Theo bản đồ quy hoạch Hà Nội, tỷ lệ đất giao thông tại các khu vực đô thị trung tâm sẽ chiếm 20% – 26% đất xây dựng đô thị. Vận tải hành khách công cộng năm 2020 đáp ứng 35% tổng lượng hành khách và dự kiến trong năm 2030 sẽ tăng vào khoảng 55%.

Tỷ lệ đất giao thông các đô thị vệ tinh chiếm 18% – 23% đất xây dựng đô thị, vận tải hành khách công cộng năm 2020 đáp ứng 26%; và năm 2030 dự kiến gia tăng vào khoảng 43%. Tỷ lệ đất giao thông các thị trấn chiếm 16% – 20%. Liên kết khu vực đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh bằng các loại phương tiện vận tải hành khách công cộng: đường sắt ngoại ô, BRT, ôtô buýt.

Bản đồ quy hoạch Hà Nội 5

Phát triển mạng lưới giao thông cũng là vấn đề cần được khẩn trương thực hiện trong các dự án quy hoạch.

Giao thông đường bộ: Chủ trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống đường cao tốc hướng tâm, bao gồm 7 tuyến: Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hạ Long, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Hòa Bình, Cao tốc Tây Bắc – Quốc lộ 5, Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa đồng thời thực hiện các quy hoạch mới xây dựng và cải tạo đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, hoàn thiện các tuyến vành đai 3, 4 và 5; cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ hướng tâm.

Các dự án quy hoạch và xây mới các trục giao thông kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh và các trục giao thông nội vùng: Ngọc Hồi – Phú Xuyên, Hà Đông – Xuân Mai, trục Hồ Tây – Ba Vì, Tây Thăng Long, Đỗ Xá – Quan Sơn được thể hiện thông qua bản đồ quy hoạch Hà Nội. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển hệ thống trục kinh tế Bắc – Nam, Miếu Môn – Hương Sơn, trục kinh tế phía Nam, Lê Văn Lương kéo dài – Chúc Sơn và các tuyến tỉnh lộ hướng tâm quan trọng.

Trên các tuyến trục chính đô thị, quy hoạch các cụm tổ hợp công trình phục vụ công cộng, văn phòng, theo hướng không gian mở với các kiến trúc hiện đại thể hiện được vẻ đẹp của những khu đô thị mới.

STG Real Estate: https://www.stgrealestate.vn

Địa chỉ: 323 – 325 Đường Hùng Vương, P9, Quận 5, HCM

Hotline: 090 886 0000

4.8/5 - (112 bình chọn)