Bản đồ quy hoạch TP Hồ Chí Minh luôn được mọi người quan tâm đặc biệt bởi đây là đô thị loại đặc biệt ở Việt Nam với quy mô dân số cùng tốc độ phát triển cao. Nắm được những thông tin quy hoạch về giao thông, đất đai, không gian đô thị… sẽ là tiền đề quan trọng để các nhà đầu tư phân tích, tính toán cho kế hoạch của mình. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về vấn đề này.
Tổng quan về TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh hay còn được gọi là Sài Gòn là thành phố có quy mô dân số, đô thị hóa lớn nhất ở nước ta. Đây cũng là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, giáo dục của nước nhà. Là đầu tàu về phát triển kinh tế là biểu tượng về sự phồn hoa thịnh vượng, hiện đại và cũng là đầu môi giao lưu quốc tế của Việt Nam.
Về địa giới TP HCM nằm chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ranh giới giáp với các tỉnh như sau:
- Phía bắc giáp Bình Dương
- Phía tây giáp Long An
- Phía đông giáp Đồng Nai, Bà rịa Vũng Tàu
- Phía nam giáP Tiền Giang
Thành phố HCM có diện tích là 2.095m gồm 1 thành phố: Thủ Đức; 16 quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh; 5 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh.
Đây là thành phố đông dân nhất cả nước và hiện nay đã đạt mốc 9 triệu người. Quy mô dân số TPHCM vẫn tiếp tục gia tăng trung bình mỗi năm 200.000 người với tỷ lệ bình quân là 2.28%/năm.
Mục tiêu bản đồ quy hoạch TP Hồ Chí Minh đến năm 2025
Là thành phố có tầm quan trọng đặc biệt nên mọi quy hoạch của HCM đều được tính toán cẩn trọng và chi tiết. Mục tiêu của các quy hoạch là tạo nên sự phát triển mạnh mẽ và bền vững cho thành phố. Cùng với chú trọng kinh tế thì vấn đề bảo vệ môi trường, giữ gìn các di tích văn hóa lịch sử, vấn đề về an ninh quốc gia cũng rất được chú trọng.
Mục tiêu chung là đưa TP HCM phát triển văn minh, hiện đại sánh vai với thành phố của các nước lớn, góp phần vào sự phát triển của khu vực phía Nam và cả nước nói chung. Hơn nữa, biến TPHCM thành trung tâm trung tâm công nghiệp, dịch vụ, đa ngành đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á.
Bản đồ quy hoạch TP Hồ Chí Minh mới nhất đến năm 2025
Trước đây vào năm 1993 đã có đồ án quy hoạch và tiếp tục được chỉnh sửa vào năm 1998 và 2020, còn mới nhất là quy hoạch cho đến năm 2025. Dưới đây là chi tiết các nội dung quy hoạch. Chúng tôi sẽ phân ra các hạng mục về không gian, giao thông, đất đai… để bạn đọc tiện theo dõi.
Quy hoạch về không gian đô thị
Về nội dung này mục tiêu là mở rộng không gian và phân vùng để phát triển. Theo đó, không gian đô thị sẽ được mở rộng ra các hướng Nam, Đông, Tây Nam và Tây Bắc. Các vùng được phân chia lại để phát huy được thế mạnh và phát triển kinh tế tốt hơn. Cụ thể quy hoạch phát triển không gian như sau:
- Phía Nam sẽ phát triển theo hướng đường Nguyễn Hữu Thọ. Vùng này nhiều sông rạch có điều kiện về thủy văn. Quỹ đất ở đây cũng lớn nên sẽ được chú trọng xây dựng hạ tầng đô thị nhưng đảm bảo không can thiệp nhiều đến tự nhiên, sông, rạch.
- Phía Đông sẽ phát triển theo tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Tại đây sẽ xây dựng nhiều khu đô thị mới và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật kèm theo.
- Phía Tây Nam sẽ phát triển theo đường Nguyễn Văn Linh. Vùng này sẽ khó khăn cho việc xây dựng kỹ thuật và hạ tầng do địa chất thủy văn không được thuận lợi. Xây dựng, phát triển nhưng vẫn chú ý bảo vệ sông rạch, chú ý không xâm chiếm bề mặt để làm ảnh hưởng tới thoát việc nước của thành phố.
- Phía Tây Bắc sẽ được phát triển theo hướng quốc lộ 22 với kế hoạch là đầu tư để nâng cấp đồng bộ hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Về phân vùng thì theo bản đồ quy hoạch TPHCM sẽ có các nội dung sau:
- Có 13 quận nội thành, 6 quận mới, thị trấn thuộc huyện và các khu đô thị mới phát triển được nằm vào vùng phát triển.
- Vùng ưu tiên phát triển công nghiệp là Củ Chi, Hooc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè.
- Vùng ưu tiên phát triển du lịch, sinh thái sẽ là những nơi có lợi thế về cảnh quan, du lịch như khu vực sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, khu ngập mặn Cần Giờ,… Tuy nhiên, phát triển phải đi đôi với bảo tồn sinh thái, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch
- Vùng ưu tiên phát triển nông nghiệp là Củ Chi Hóc Môn, Bình Chánh và Cần Giờ
- Vùng cần được bảo tồn bảo vệ thiên nhiên là các rừng ngập mặn Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, rừng đặc dụng phòng hộ huyện Củ Chi.
Bản đồ quy hoạch TPHCM về đường giao thông
Giao thông là một trong những nội dung quan trọng rất được chú ý trong bản đồ quy hoạch TP HCM. Nội dung này sẽ được thực hiện ở 2 lĩnh vực là đất sử dụng, hệ thống giao thông. Cụ thể sẽ mở rộng, nâng cấp và cải tạo các loại hình giao thông để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giao thương nội địa và quốc tế.Từ đó thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
Về giao thông đường bộ thì sẽ được xây dựng theo tiêu chí đường cao tốc. Nhiều tuyến đường mới sẽ được xây dựng và khai thác như 3 đường vành đai, trục quốc lộ 1K, các trục hướng tâm đối ngoại, trục TP Hồ Chí Minh đến Gò Công, trục quốc lộ 1 phía Tây,…Nhờ đó giảm tải được tình trạng ách tắc và tạo liên kết vùng tốt hơn.
Về đường sắt sẽ nâng cấp tuyến đường cũ và mở thêm 6 tuyến đường mới dài 226km. Cụ thể tuyến thống nhất sẽ được nâng cấp tại vị trí Trảng Bom đến Bình Triệu. Những tuyến được xây mới: tuyến tránh từ Biên Hòa về phía Nam; tuyến Biên Hòa và Lộc Ninh, TP Hồ Chí Minh – Nha Trang; tuyến đường sắt trên cao từ Bình Triệu đến Tân Kiên và đường sắt chuyên dụng từ đường sắt Thống Nhất đến cảng Cát Lái và Hiệp Phước.
Về đường thủy thì theo quy hoạch sẽ tiến hành nạo vét và mở rộng hai luồng sông Lòng Tàu và Soài Rạp để tàu thuyền ra vào biển thuận lợi. Cùng với đó là nâng cấp một số luồng như luồng sống đi Đồng bằng sông Cửu Long, luồng đi Bến Súc hướng tới đạt tiêu chuẩn sông cấp III. Sẽ du tời và xây dựng một số cảng biển. Cụ thể di dời cảng nhà Rồng, Khánh Hội,cảng Rau quả và cảng Bến Nghé, cảnh Tân Thuận Đông, nâng cấp cảng Cảng Cát Lái và Hiệp Phước.
Về đường hàng không mục tiêu là giúp sân bay Tân Sơn nhất trở thành điểm trung chuyển của hàng không khu vực và thế giới. Tiếp nhận thêm các máy bay hiện đại nên sẽ nâng cấp sân bay.
Về các tuyến đường đô thị thì cơ bản giữ nguyên và nâng cấp, cải tạo các trục giao thông hiện hữu tại các quận nội thành. Còn tại các khu đô thị mới và huyện ngoại thành thì khi xây dựng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế mặt cắt ngang đường theo cấp và loại đường đô thị.
Một số tuyến đường trọng điểm được quy hoạch như : Đường cao tốc HCM – Mộc Bài kéo dài 53,5km; Cao tốc HCM – Dầu Giây – Đà Lạt có chiều dài 208k; Cao tốc TPHCM đến Cần Thơ dài 174km; cao tốc HCM – Vũng Tàu dài là 76km; đường vành đai 2 dài 70 km; đường Vành đai 3 dài 97.7km; đường Vành đai 4 dài 196,5km
Bản đồ quy hoạch TPHCM về sử dụng đất
Về quy hoạch sử dụng đất cũng có những điều chỉnh, thay đổi từ năm 2012 đến 2025. Cụ thể các nội dung của bản đồ quy hoạch TP Hồ Chí Minh được thể hiện cụ thể trong bảng thống kê sau đây.
Bản đồ quy hoạch các quận huyện TPHCM
Những thông tin quy hoạch trên đã giúp bạn nắm được khái quát các khu vực được ưu tiên phát triển về kinh tế cũng như giao thông, đô thị. Và dưới đây là thông tin chi tiết của từng quận, huyện:
Bản đồ quy hoạch quận 1
Đây là quận trung tâm, nơi phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đứng đầu cả thành phố. Theo nội dung quy hoạch thì quận 1 sẽ cân đối lại chỉ tiêu sử dụng đất và nâng cấp xây mới một số tuyến giao thông, mở rộng các hẻm nhỏ hay ách tắc.
Bản đồ quy hoạch quận 2
Quận 2 cũng là quận trung tâm nơi có nhiều công trình cao tầng, dân cư đông đúc, buôn bán sầm uất. Những tuyến đường xương sống mà đi cùng đó là các công trình trọng điểm có thể kể đến như: Nguyễn Huệ, Tôn Đức Thắng, Trần Hưng Đạo, Hàm Nghi,…
Theo nội dung bản đồ quy hoạch TP HCM thì quận 2 sẽ phát triển không gian, sẽ có 2 khu chức năng chính. 3 khu dân cư là khu phường Tân Định, Đa Kao ; khu phường Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Cư Trinh khu phường Cầu Ông Lãnh, Cô Giang, Cầu Kho với mật độ khoảng 42% đến 50%.
Bản đồ quy hoạch quận 3 – TP HCM
Quận 3 sẽ chú trọng vào 3 nội dung là quy hoạch sử dụng đất, phát triển không gian và nâng cấp cải tạo giao thông… Mục tiêu là tạo nên diện mạo mới về đô thị và giúp kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.
Bản đồ quy hoạch quận 4 – TP HCM
Quận 4 là nơi đóng chân của nhiều khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ – thương mại nơi có nhiều cảng biển và giao thông đường thủy phát triển. Về quy hoạch quận 4 sẽ chú trọng 2 vấn đề là sử dụng đất và nâng cấp mở rộng các tuyến giao thông.
Bản đồ quy hoạch quận 5 – TP HCM
Quận 5 là một trong những quận có lịch sử lâu đời và phát triển ổn định nhất là về thương mại, dịch vụ. Vì thế, nội dung quy hoạch cả quận là cải tạo và chỉnh trang các khu vực dân cư hiện hữu; nâng cấp, xây mới một số tuyến đường để bộ mặt đô thị hiện đại hơn và giao thông hoàn hảo hơn.
Bản đồ quy hoạch quận 6 – TP HCM
Quận 6 nổi tiếng với trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa. Về quy hoạch sẽ chú trọng phát huy lợi thế về vị trí để trở thành điểm liên kết giữa thành phố với các tỉnh lân cận. Việc phát triển không gian đô thị, di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kém phát triển; cải tạo khu dân cư cũ xây mới cũng được nhắc tới
Bản đồ quy hoạch quận 7 – TP HCM
Quận 7 về chú trọng nâng cấp, cải tạo một số tuyền đường trọng điểm và xây mới một số nút giao thông. Cùng với đó là cải tạo cảng biển, cảng sông và xây thêm các tuyến đường sắt nội bộ.
Bản đồ quy hoạch quận 8 – TP HCM
Quận 8 sẽ tập trung các nội dung: cải tạo các khu dân cư cũ tại các trục kênh rạch lớn và xây thêm một số dự án tái định cư; chuyển đổi các xí nghiệp kém phát triển; nâng cấp các tuyến giao thông… Dự kiến 2030, quận sẽ chuyển đổi khu công nghiệp Bình Đăng thành đất dân dụng.
Bản đồ quy hoạch quận 9 – TP HCM
Trọng tâm của quy hoạch quận 9 nằm ở 2 nội dung là phát triển không gian đô thị cũng như nâng cấp hệ thống giao thông.
Bản đồ quy hoạch quận 10- TP HCM
Về nội dung quy hoạch quận 10 sẽ là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sang thương mại dịch vụ – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; chuyển đổi chức năng dân cư và chức năng trung tâm công cộng của thành phố. Sẽ tiến hành điều chỉnh một số tuyến giao thông đường bộ, đường sắt như: đường Bà Hạt,, đường sắt đô thị 3a, hẻm 285 đường Cách Mạng Tháng Tám, tuyến đường sắt đô thị số 2, đường Hồ Bá Kiện.
Bản đồ quy hoạch quận 11- TP HCM
Quận 11 sẽ chuyển dịch kinh tế sang hướng thương mại, dịch vụ và du lịch. Về không gian sẽ hình thành 3 khu chức năng: khu dân cư đô thị, khu công viên văn hóa, vui chơi giải trí, khu dịch vụ thương mại.
Bản đồ quy hoạch quận 12- TP HCM
Quận 12 là khu vực cửa ngõ phía Bắc của thành phố, nơi có lợi thế phát triển du lịch. Nội dung quan trọng của quy hoạch quận là tạo không gian kiến trúc, cảnh quan phù hợp với sự phát triển chung của thành phố từ đó tạo môi trường đô thị văn minh, hiện đại. Giao thông cũng được cải tạo, mở rộng để tạo liên kết vùng tốt hơn.
Bản đồ quy hoạch quận Bình Tân
Theo quy hoạch Bình Tân sẽ chú trọng tổ chức không gian quận thành 4 khu vực dân cư và tiến hành nâng cấp, xây mới một số tuyến giao thông.
Bản đồ quy hoạch quận Gò Vấp
Gò Vấp sẽ chú trọng khai thác hiệu quả các khu đất hiện có và mở rộng diện tích đất công cộng, dân dụng, công viên, giao thông. Mục tiêu chung đưa Gò Vấp trở thành trung tâm thương mại dịch vụ tại phía Bắc của thành phố.
Bản đồ quy hoạch quận Phú Nhuận
Theo quy hoạch quận sẽ được chia làm 3 khu vực chính: khu vực 1 thuộc phường 8; khu vực 1 thuộc phường 15 và khu vực 3 thuộc phường 17. Về sử dụng đất Phú Nhuận sẽ tiến hành chuyển đổi đất công cộng, dịch vụ, y tế sang đất ở.
Bản đồ quy hoạch quận Tân Bình
Tân Bình sẽ tiến hành nâng cấp và cải tạo toàn bộ khu dân cư hiện có và cắt giảm lộ giới của vài tuyến đường quan trọng.
Bản đồ quy hoạch quận Tân Phú
Tân Phú sẽ được chú trọng 2 nội dung chính trong quy hoạch đó là giao thông và dân số. Quận sẻ chia làm 4 cụm với mục đích sử dụng và diện tích khác nhau. Trong đó, giao thông sẽ cải tạo mở rộng một số tuyến đường và xây dựng thêm nhiều tuyến mới.
Bản đồ quy hoạch huyện Bình Chánh
Huyện Bình Chánh sẽ tiến hành quy hoạch về giao thông, không gian đô thị với mục tiêu trở thành trung tâm khu vực phía tây Thành phố. Khai thác thế mạnh về sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.
Bản đồ quy hoạch huyện huyện Cần Giờ
Cần giờ sẽ quy hoạch về sử dụng đất, giao thông, không gian đô thị… Mục tiêu là phát triển kinh tế nhưng bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới kết hợp khai thác du lịch và trở thành đầu mối hạ tầng kỹ thuật phía Đông Nam thành phố
Bản đồ quy hoạch huyện Củ Chi
Củ Chi có lợi thế về nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Trong quy hoạch huyện sẽ hình thành các khu dân cư đô thị hóa để thu hút phân bố lại dân cư trên địa bàn thành phố. Chú trọng phát triển công nghiệp và xây dựng giao thông để trở thành Cửa ngõ quốc tế đầu mối giao thông.
Bản đồ quy hoạch huyện Hóc Môn
Hóc Môn có giống thông đường bộ, thủy phát triển tạo điều kiện phát triển kinh tế. Nội dung quy hoạch chú trọng phân bố lại các khu cân cư; xây dựng các tuyến giao thông mới song song với cải tạo tuyến cũ.
Bản đồ quy hoạch huyện Nhà Bè
Đây là huyện có thế mạnh về nông nghiệp mục tiêu của quy hoạch là chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng các khu đô thị chức năng và cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông
Trên đây là toàn bộ các nội dung liên quan đến bản đồ quy hoạch TP HCM, chúng tôi hi vọng đã giúp bạn có một cái nhìn vừa tổng thể vừa chi tiết để từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
STG Real Estate: https://stgrealestate.vn
Địa chỉ: 323 – 325 Đường Hùng Vương, P9, Quận 5, HCM
Hotline: 090 886 0000