Các thông tin nổi bật về bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang - STG Real Estate
Thông tin quy hoạch

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm vì Hà Giang là một tỉnh biên giới nằm ở vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam, có vị trí địa lý quan trọng trong an ninh quốc phòng góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng. Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những dự án quy hoạch tại tỉnh Hà Nam.

Thông tin cơ bản về tỉnh Hà Nam

Vị trí: tỉnh Hà Giang thuộc vùng Đông Bắc Bộ, nằm ở cực bắc Việt Nam cách Thủ đô Hà Nội 320 km. Phía Đông Hà Giang giáp tỉnh Cao Bằng. Phía tây giáp các tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang và phía bắc giáp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Diện tích: Tỉnh Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên 7.929,5 km², dân số khoảng 854.679 người, bao gồm 135.465 người (15,8%) ở thành thị và 719.214 người (84,2%) ở nông thôn. Mật độ dân số của tỉnh là 105 người/km².

Hành chính: Theo bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang mới nhất thì tỉnh có 11 đơn vị hành chính, gồm 193 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trấn và 175 xã bao gồm:

  • 1 thành phố Hà Giang
  • 10 huyện gồm: Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quảng Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh.

Những mục tiêu quy hoạch phát triển chính

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang đề ra những mục tiêu kế hoạch rất rõ ràng nhằm đẩy nhanh sự phát triển kinh tế, xã hội. Những mục tiêu quy hoạch phát triển chính được đề ra như sau

Phát triển xanh, bản sắc, bền vững

“Hạ tầng giao thông và hạ tầng số; du lịch đặc sắc và đẳng cấp; chuỗi nông sản, đặc sản có triển vọng; đô thị bản sắc và hiện đại” là 4 trụ cột tăng trưởng được các chuyên gia tư vấn gợi mở để đưa tỉnh Hà Giang phát triển theo hướng xanh, bền vững và giàu bản sắc dân tộc.

Theo các chuyên gia kinh tế, bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang cần phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia và phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh qu.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang 1

Bảng đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2050 là dựa trên tiềm lực kinh tế và bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang để được đề ra nhằm xây dựng Hà Giang là tỉnh có kinh tế, xã hội phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đến năm 2045 tỉnh phấn đấu trở thành tỉnh trung bình khá của cả nước và đến năm 2050 là tỉnh phát triển khá của cả nước.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang 2

Hà Giang là tỉnh rất phát triển về du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế

Mục tiêu là “phát triển xanh, bản sắc, bền vững” với phương châm “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và tiến tới làm giàu trên đá”. Tạo không gian phát triển mới, đưa Hà Giang thành vùng du lịch trọng điểm quốc gia – điểm đến của du khách quốc tế. Nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp đặc trưng, chất lượng cao.

Ngoài ra, tỉnh còn hướng đến mục tiêu dựa theo các bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang hình thành các khu đô thị mang đậm bản sắc đặc trưng của vùng, kiến trúc bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các mô hình sinh kế cho đồng bào các dân tộc phát triển ổn định, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.

Cần chiến lược căn cơ, giải pháp trọng yếu

Những chiến lược và giải pháp trọng yếu trong bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang đề ra là cần tập trung nhiệm vụ “giữ đất, giữ rừng, giữ dân” để phát triển đồng bồ và có quan điểm rõ ràng, đi vào từng phân khúc, tạo thế mạnh riêng sẽ tạo ra tính cạnh tranh và có hướng đi sắc nét hơn. Trong các mục tiêu mà bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang đề ra bao gồm phát triển du lịch xanh và bền vững, nhưng phải đảm bảo cân bằng, hài hòa giữa kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường và quốc phòng.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang 3

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang nêu rõ các nhiệm vụ giữ đất, giữ rừng, giữ dân.

Bên cạnh đó phải tận dụng triệt để các lợi thế của địa phương đồng thời phát triển hạ tầng giao thông như tuyến cao tốc Hà Giang – Tuyên Quang kết nối với tuyến cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ và tuyến nối Hà Giang với đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai. Các lãnh đạo địa phương còn nâng cấp, mở mới các tuyến đường tuần tra biên giới trên địa bàn tỉnh cũng như các tuyến quốc lộ qua tỉnh như Quốc lộ 4C đi Cao nguyên đá Đồng Văn bổ sung Hà Giang vào quy hoạch các điểm đầu tư hệ thống logistics để thu hút đầu tư nước ngoài.

Mục tiêu quy hoạch đất sử dụng đến năm 2030

Bên cạnh bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang, cần đưa ra những đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Giang – tỉnh Hà Giang nhằm rút ra những ưu điểm và tìm ra những mặt hạn chế trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch đồng thời đề ra những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp và làm tốt công tác quản lý đất đai.

  • Đánh giá đúng thực trạng đất sử dụng và tiềm năng đất đai để có kế hoạch, phương án đầu tư sử dụng hợp lý và phân loại đất sử dụng phù hợp.
  • Làm cơ sở phục vụ công tác quản lý đất đai trong toàn thành phố theo quy định của pháp luật chú trọng bảo vệ tài nguyên đất, cải tạo môi trường sinh thái, chú trọng đến những biện pháp bảo vệ và sử dụng đất lâu dài, hạn chế việc xói mòn, sạt lở đất.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang 4

Các mục tiêu quy hoạch đất sử dụng được đề ra cụ thể hướng tới sự phát triển bền vững trong những năm 2030

  • Cân đối hợp lý quỹ đất đáp ứng nhu cầu những dự án phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng nhằm sử dụng đất có hiệu quả, bền vững, tiết kiệm.
  • Các nhà chức trách chịu trách nhiệm bố trí quỹ đất hợp lý kết hợp với việc xây dựng cơ chế chính sách về đổi đất lấy hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất để huy động nguồn lực từ đất góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách.

Theo phương án quy hoạch thành phố Hà Giang đi kèm với bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang về sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030, diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được phân bố như sau:

Đất nông nghiệp:

  • Đất lúa nước: 884,41 ha
  • Đất cho cây trồng lâu năm: 308,40 ha
  • Đất đặc thù rừng phòng hộ: 3.116,26 ha
  • Đất rừng đặc dụng: 824,98 ha
  • Đất rừng với mục đích sản xuất: 4.640,27 ha
  • Đất cho nuôi trồng thủy sản: 80,73 ha
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang 5

Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp sẽ có xu hướng gia tăng

Đất phi nông nghiệp 1.702,28 ha

  • Đất trụ dành cho trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 40,72 ha
  • Đất dùng cho mục đích quốc phòng: 210,24 ha
  • Đất an ninh: 28,87 ha
  • Đất cho các khu công nghiệp: 20,00 ha
  • Đất di tích danh lam thắng cảnh: 2,02 ha
  • Đất để xử lý chất thải nguy hại: 21,29 ha
  • Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 5,89 ha
  • Đất nghĩa trang, chôn cất: 52,23 ha
  • Đất sử dụng với mục đích phát triển hạ tầng: 605,21 ha
  • Đất đô thị: 7.227,63 ha
  • Đất dành cho các khu bảo tồn thiên nhiên: 1.824,98 ha
  • Đất khu du lịch 94,00 ha

Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2030

So với cùng kì năm 2020, đất phi nông nghiệp có tổng nhu cầu tăng  418,18 ha được thể hiện trên bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang, nhu cầu cụ thể cho từng lĩnh vực tăng như sau:

  • Nhu cầu đất cho mục đích Quốc phòng tăng 17,52 ha.
  • Nhu cầu đất an ninh trong kỳ quy hoạch tăng 5,52 ha.
  • Nhu cầu sử dụng đất thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố tăng thêm 62,11 ha.
  • Nhu cầu sử dụng đất cơ sở sản xuất, đất phi nông nghiệp tăng thêm 0,10 ha.
  • Đến năm 2030, địa bàn thành phố cần dành khoảng 6,98 ha để khai thác khoáng sản.
  • Nhu cầu đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm của thành phố tăng thêm 3,12 ha.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang 6

Nhu cầu sử dụng đất đều gia tăng trên mọi lĩnh vực

  • Đất sử dụng cho phát triển hạ tầng trên địa bàn thành phố tăng 219,71 ha.
  • Nhu cầu đất sinh hoạt cộng đồng tăng 4,46 ha.
  • Nhu cầu đất khu vui chơi, giải trí công cộng của thành phố cũng tăng khoảng 18,20 ha.
  • Nhu cầu đất ở nông thôn của thành phố tăng 34,60 ha.
  • Nhu cầu đất đô thị tăng 120,17 ha.
  • Nhu cầu đất xây dựng trụ sở cơ quan của thành phố tăng 9,62 ha.
  • Nhu cầu đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp của thành phố tăng 1,24 ha.

Quy hoạch phát triển giao thông thành phố Hà Giang

Ngoài những hạng mục quy hoạch đất sử dụng như bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang đề ra thì việc quy hoạch phát triển giao thông thành phố Hà Giang cũng là chủ trương thiết yếu cần được thực hiện:

  • Tăng sự kết nối vùng: Phát triển giao thông liên kết vùng đảm bảo khả năng giao lưu giữa các khu vực với nhau và  vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đề ra mục tiêu kết nối trực tiếp thành phố Hà Giang và Cửa khẩu Thanh Thủy với hệ thống cao tốc của quốc gia thúc đẩy mạnh giao thương giữa Hà Giang với Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang 7

Gia tăng sự kết nối giao thông chính là mục tiêu hàng đầu của tỉnh Hà Giang

  • Tăng cường giao thông đối ngoại: xây dựng các tuyến đường vành đai kết nối thành phố Hà Giang với các vùng cao nguyên đá, hạn chế các tác động giao thông xuyên tâm. Đồng thời, phát triển các bến xe kết hợp các trung tâm trung chuyển và dịch vụ vận tải tại các khu vực cửa ngõ.
  • Giao thông nội thị: bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang còn đề ra những bổ sung các công trình đầu mối giao thông và hệ thống cầu qua sông. Hình thành các tuyến phố đi bộ, và các tuyến đường hạn chế cơ giới nhằm phục vụ phát triển du lịch và khai thác cảnh quan hành lang sông Lô, Miện.

Hy vọng bài viết về thông tin quy hoạch và bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Giang đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mảnh đất này, từ đó khoanh vùng và tìm kiếm được khu vực phù hợp để đầu tư.

STG Real Estate: https://stgrealestate.vn

Địa chỉ: 323 – 325 Đường Hùng Vương, P9, Quận 5, HCM

Hotline: 090 886 0000

4.4/5 - (120 bình chọn)