Bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Long dự kiến sẽ đưa tỉnh này trở thành một trong những địa điểm phát triển hàng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bản quy hoạch này đã được chính Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đưa ra dựa trên những chỉ đạo từ chính phủ. Bên cạnh kinh tế, quy hoạch này cũng sẽ giúp Vĩnh Long có sự phát triển bền vững và toàn diện giữa các nhóm ngành công, nông nghiệp và dịch vụ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Các thông tin cơ bản về tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long cũng là một tỉnh có khá nhiều thành tựu về văn hóa, xã hội và kinh tế trong những năm trở lại đây. Thuộc một trong những tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Lĩnh Long có vị trí không quá xa so với thành phố Hồ Chí Minh và nhận được rất nhiều sự quan tâm và hỗ trợ của cơ quan chức năng. Ngoài ra, vị trí này còn giúp tỉnh Vĩnh Long có những cơ hội giao thương, cộng tác với các tỉnh lân cận, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí địa lý của tỉnh Vĩnh Long
Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa 2 nhánh sông Hậu và sông Tiền, tỉnh Vĩnh Long có vị trí địa lý giáp các địa điểm khác như sau:
- Phía Tây Nam giáp Sóc Trăng và Hậu Giang.
- Phía Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Tiền Giang.
- Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Tây nằm kề tỉnh Cần Thơ.
- Phía Đông Nam tiếp giáp với tỉnh Trà Vinh.
- Phía Đông nằm cạnh tỉnh Bến Tre.
Dân số và các đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Long
Về cơ bản, tỉnh Vĩnh Long có những đặc điểm về dân số cũng như các đơn vị hành chính như sau:
Các đơn vị hành chính tỉnh Vĩnh Long
Theo các thống kê gần đây nhất, năm 2022 tỉnh Vĩnh Long có diện tích khoảng 1.525,7 km2, bao gồm 107 đơn vị thuộc cấp xã, 8 đơn vị cấp huyện. Cụ thể hơn, trong đó có 1 thành phố, một thị xã, 87 xã, 6 huyện, 14 phường và 6 thị trấn. Để dễ xem xét tổng quan hơn cho bạn đọc, STG Real Estate đã tổng hợp lại bảng như sau:
Các đơn vị hành chính thuộc cấp huyện | Huyện Vũng Liêm | Huyện Trà Ôn | Huyện Tam Bình | Huyện Mang Thít | Huyện Long Hồ | Huyện Bình Tân | Thị xã Bình Minh | Thành phố Vĩnh Long |
Năm thành lập | 1908 | 1981 | 1916 | 1981 | 1977 | 2007 | 2012 | 2009 |
Diện tích (tính theo km2) | 309.73 | 267.51 | 290.59 | 160 | 196.59 | 152.89 | 93.62 | 48.01 |
Số các đơn vị hành chính | 19 xã 1 thị trấn | 13 xã 1 thị trấn | 16 xã 1 thị trấn | 11 xã 1 thị trấn | 14 xã 1 thị trấn | 9 xã 1 thị trấn | 5 xã 3 phường | 11 phường |
Dân số của tỉnh Vĩnh Long
Theo thống kê đến năm 2021, tỉnh Vĩnh Long có số lượng dân cư vào khoảng:
- Mật độ dân số khoảng 670 người trên 1 km2.
- Tổng số dân cư sinh sống và làm việc: 1.022.619, bao gồm 518.831 người nữ và 503.788 người nam.
- Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, dân số của tỉnh Vĩnh Long cũng tương đối cao, xếp thứ 10/13. Tại đây, ngoài dân Tộc Kinh, Khmer và Hoa còn có khoảng 20 dân tộc khác đang cùng sinh sống và làm việc.
Năm 2022, tình hình kinh tế của Vĩnh Long ra sao?
Với vị trí kề với thành phố Hồ Chí Minh, lại thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên tỉnh Vĩnh Long nhận được rất nhiều sự quan tâm từ nhà nước cũng như các nhà đầu tư. Do đó nền kinh tế của Vĩnh Long vẫn đang trên đà phát triển đều đặn mỗi năm với tỉ lệ dương. Cho đến thời điểm năm 2020 chỉ số GRDP của Vĩnh Long vẫn tăng 4.6% mỗi năm GRDP theo đầu người đạt 54.3 triệu, tăng lên 16.5 triệu đồng nếu so với năm 2015.
Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Long cũng có sự chuyển dịch một cách chậm rãi, từ nông, lâm thủy sản sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Cụ thể, nông lâm và thủy sản chiếm 35.9% cơ cấu GRDP, xây dựng, công nghiệp là 19.6% và dịch vụ 44.5%. Hiện nay, toàn tỉnh Vĩnh Long đang có những phấn đấu tích cực để giai đoạn sắp tới tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả đáng kể hơn, trở thành một trong các tỉnh dẫn đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Chi tiết về bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Long
Theo quyết định số 378/QĐ-UBND được UBND tỉnh Vĩnh Long công bố ngày 28/02/2018 bản đồ quy hoạch của tỉnh đã được thông báo và triển khai. Theo quyết định này, các nội dung quy hoạch tỉnh Vĩnh Long được chú trọng đặc biệt vào xây dựng, phát triển và đầu tư, bao gồm các hạng mục sau:
Mục tiêu khi quy hoạch tỉnh Vĩnh Long
- Đẩy mạnh sự tăng trưởng về các mặt văn hóa, xã hội để bắt kịp sự phát triển chung của toàn đất nước.
- Đảm bảo các quy hoạch phải phù hợp hoàn toàn với những định hướng tại đồ án khi điều chỉnh quy hoạch xây dựng của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Giữ vững và phát huy sự ổn định về an ninh quốc phòng cũng như về mặt chính trị tại đây.
- Phấn đấu để trở thành một tỉnh phát triển năng động nhất đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, tỉnh Vĩnh Long sẽ có cơ cấu về kinh tế hợp lý hơn, đóng góp nhiều hơn nữa vào GDP cũng như sự phát triển của kinh tế vùng cũng như kinh tế đất nước.
- Tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh Vĩnh Long hứa hẹn sẽ trở thành nơi có nền kinh tế phát triển toàn diện ở tất cả các nhóm ngành như công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
- Xa hơn nữa đến năm 2050, tỉnh Vĩnh Long sẽ trở thành một trong những trung tâm về công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ, phát triển đa ngành nghề một cách cân bằng và bền vững.
- Các thông tin quy hoạch cụ thể về những định hướng phát triển không gian vùng tại Vĩnh Long
Trong quyết định 378/QĐ-UBND của UBND Vĩnh Long, tỉnh sẽ tiến hành xây dựng theo định hướng phát triển không gian vùng theo phương án như sau:
Định hướng không gian vùng tỉnh Vĩnh Long
Theo quyết định trên, tỉnh Vĩnh Long sẽ cho phát triển không gian vùng theo hướng:
Cấu trúc lưu thông của tỉnh
- Các khu trục hành lang kinh tế đô thị được triển khai:
- Trục ngang gồm: trục ngang quốc lộ 57, quốc lộ 53, quốc lộ 80, đường tỉnh 905, đường tỉnh 907.
- Trục dọc bao gồm: Trục dọc đường tỉnh 909 (đi từ đường 907, 909 và kết thúc ở Quốc lộ 54), đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc, Trục hành lang Quốc lộ 1.
Định hướng không gian cho các vùng đô thị và khu công nghiệp tập trung
Theo các đề án quy hoạch được UBND tỉnh Vĩnh Long thông qua, nơi này sẽ phát triển chủ yếu theo 3 không gian như sau:
Không gian của vùng công nghiệp tập trung
- Vùng công nghiệp cảng chủ yếu tập trung ở huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh. Nơi này được thiết lập để tập trung vào việc phát triển chuyên các nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn gồm: Công nghiệp cơ khí sửa chữa công nghiệp cảng, thủy hải sản, công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ kho vận.
- Bên cạnh địa điểm trên, huyện Mang Thít, huyện Trà Ôn, huyện Vũng Liêm cũng tập trung về công nghiệp, tuy nhiên có sự khác nhau về các nhóm ngành mũi nhọn như: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp sinh học, cơ khí nông thôn, các ngành tiểu thủ công nghiệp có quy mô từ nhỏ đến vừa.
- Vùng công nghiệp sạch, đa ngành nghề: nằm chủ yếu ở huyện Long Hồ và thành phố Vĩnh Long. Địa điểm này tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp điện tử, …
Không gian của vùng đô thị
- Vùng đô thị phía Đông gồm có vùng đô thị Vũng Liêm nằm ở khu vực trung tâm, trong khu đô thị Cái Nhum và Quới An thuộc khu đô thị động lực của phía Đông.
- Vùng đô thị phía Tây: gồm có vùng đô thị Bình Minh là đô thị trung tâm. Tiếp đến, đô thị Tân Quới và Trà Ôn chính là khu đô thị động lực của phía Tây.
- Mục tiêu phát triển không gian đô thị vùng trung tâm gồm các đô thị sau: đô thị Phú Quới và Long Hồ là đô thị động lực tại đây. Bên cạnh đó, đô thị trung tâm của vùng chính là thành phố Vĩnh Long.
Định hướng khu du lịch sinh thái và các không gian vùng cảnh quan
- Tập trung phát triển các vùng du lịch về cảnh quan ven sông, rạch, kênh, các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy hải sản, …
- Phát triển hệ thống sông Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, sông Cổ Chiên và các hệ thống kênh rạch khác nhằm mục đích nâng cao vai trò thoát nước, cấp nước, vận tải cũng như phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.
Phân bổ các vùng chức năng tỉnh Vĩnh Long
Theo quyết định của cơ quan nhà nước, tỉnh Vĩnh Long sẽ được phân chia thành những vùng kinh tế như sau:
- Vùng đối trọng ở phía Đông (vùng 3): Lấy hạt nhân là đô thị Vũng Liêm vùng đối trọng phía Đông còn có huyện Trà Ôn hậu thuẫn. Đây được cho sẽ là vùng kinh tế chuyên phát triển về thương mại cấp tiểu vùng, nông nghiệp công nghiệp dạng công nghệ cao, du lịch sinh thái, đặc biệt là cụm công nghệ cao và các cảng.
- Vùng kinh tế đối trọng nằm ở phía Tây (vùng 2): Bao gồm huyện Bình Tân, huyện Tam Bình và thị xã Bình Minh. Hạt nhân trong vùng 2 sẽ là thị xã Bình Minh, giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Nơi này sẽ tập trung vào việc phát triển các đô thị, các khu công nghiệp tập trung (chuyên ngành, đa ngành, dịch vụ kho vận và công nghiệp cảng), du lịch sinh thái, thương mại, nông nghiệp áp dụng các công nghệ cao.
- Vùng trung tâm (vùng 1) đóng vai trò then chốt trong mọi đường hướng phát triển và mục tiêu mà tỉnh Vĩnh Long hướng đến. Vùng 1 bao gồm huyện Long Hồ, huyện Mang Thít và hạt nhân là thành phố Vĩnh Long. Địa điểm này sẽ tập trung vào việc phát triển các trung tâm công nghiệp, trung tâm đô thị, trung tâm giáo dục – đào tạo, trung tâm du lịch và giải trí chất lượng cao. Ngoài ra, chuyên canh lúa nước, cây ăn trái, rau màu cũng là những thế mạnh đang được hình thành tại đây.
Thông tin quy hoạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Nhằm tạo điều kiện để giúp các đề án trong khu quy hoạch được thực hiện, tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra những kế hoạch quy hoạch về giao thông như sau:
Giao thông đường sắt
- Cải tạo cũng như xây mới nếu cần thiết các hệ thống sân ga nhằm đáp ứng và đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng nhằm vận chuyển hành khách và hàng hóa cho Vĩnh Long. Việc này giúp việc giao thương giữa nội bộ trong tỉnh cũng như với các tỉnh, huyện, thành phố khác trở nên trôi chảy hơn, nắm bắt các cơ hội một cách chủ động hơn.
- Xây mới hoàn toàn hệ thống đường sắt từ Cần Thơ đến thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài tổng lên đến 191 km.
Giao thông đường bộ
- Mở rộng và nâng cấp tuyến đường huyện, đường tỉnh hiện đang có tại Vĩnh Long.
- Cải tạo các hệ thống đường giao thông quan trọng, bao gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 53, Quốc lộ 54, Quốc lộ 57, Quốc lộ 80 và đặc biệt là cao tốc Cần Thơ – Mỹ Thuận.
- Các tuyến đường kết nối giữa các thành phố, thị xã và huyện cũng cần được nâng cấp nhằm tăng khả năng trao đổi, buôn bán với nhau.
Giao thông công cộng cũng như các công trình khác phục vụ giao thông
- Tổ chức các tuyến đường xe buýt nội tỉnh từ thành phố Vĩnh Long đến các thị xã hoặc huyện khác nằm trên trục đường chính của tỉnh.
- Xây dựng và nâng cấp các tuyến xe buýt đi liên tỉnh như Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang và Cần Thơ.
- Xây thêm 2 bãi đậu xe mới và cao cấp tại phường 1 và phường 8 tại thành phố Vĩnh Long.
- Đặc biệt chú ý đến việc xây thêm các bến xe mới như bến xe Tạm Bình, bến xe Bình Minh, bến xe khách đi tỉnh, bến xe Bình Tân. Ngoài ra, các điểm trả và đón khách cũng cần được nâng cấp, xây mới.
Giao thông đường thủy của tỉnh Vĩnh Long
- Trang bị các phao tín hiệu, cải thiện hệ thống hậu cần cũng như chất lượng dịch vụ để nâng cao hiệu quả khi dùng các dịch vụ vận tải thuộc đường thủy.
- Nâng cấp các tuyến kênh, sông chính nhằm nâng cao khả năng khai thác, vận tải nhanh chóng, liên hoàn giữa các tỉnh thành trong khu vực.
- Tiến hành bảo dưỡng và nạo vét các luồng tàu, đồng thời duy trì mực nước nằm ở mức đảm bảo cho giao thông thuận lợi.
Nắm rõ các thông tin về bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Long chính là nền tảng vững chắc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tại đây. Tỉnh Vĩnh Long cũng có rất nhiều ưu thế so với những tỉnh thành khác để có thể quyết định đầu tư hay không. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của STG Real Estate để có thể so sánh và chọn lựa.
Nói tóm lại, bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Long đã được bạn nắm rõ trong bài viết vừa nêu trên. Các thông tin cụ thể về giao thông, định hướng không gian vùng cũng như kinh tế, dân số và đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Long đã được STG Real Estate tổng hợp đầy đủ. Nếu cần thêm các thông tin quy hoạch khác như các dự án tại tỉnh Vĩnh Long, tư vấn về tài chính hoặc mua bán, đầu tư, các bạn hãy liên hệ với STG Real Estate thông qua phần mô tả bên dưới nhé. Chúc các bạn thành công!
STG Real Estate: https://www.stgrealestate.vn
Địa chỉ: 323 – 325 Đường Hùng Vương, P9, Quận 5, HCM
Hotline: 090 886 0000