Quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng đến năm 2030 - STG Real Estate
Thông tin quy hoạch

Cập nhật về quy hoạch chi tiết huyện Bàu Bàng đến năm 2030 mới nhất, dành cho quý khách hàng đầu tư, Phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Bàu Bàng đến năm 2030, với những nội dung sau:

Quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng đến năm 2030 - Ảnh 4

Vui lòng nhấn vào liên kết để xem ảnh rõ nét hơn

Chi tiết quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng đến năm 2030

Theo quy hoạch đến năm 2030, huyện Bàu Bàng bố trí quỹ đất dịch vụ logistics khoảng 294,69ha trên địa bàn xã Tân Hưng (290ha) và Long Nguyên (4,69ha). Vị trí khu logistics nằm giữa đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh và đường Mỹ Phước Tân Vạn, là nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa của KCN Bàu Bàng. Từ đây, hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt và cả đường bộ. Đường bộ đi theo đường Mỹ Phước – Tân Vạn ra đường Vành Đai 4 đến cảng An Tây hoặc đi theo đường Vành đai Mỹ Phước ra cảng Rạch Bắp.

Đây là dự án đặc biệt quan trọng giúp giải quyết nhiều vấn đề then chốt trong giao thông vận tải hàng hóa, giảm các thủ tục hành chính liên quan. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp của huyện Bàu Bàng và vùng lân cận.

1. Kế hoạch quy hoạch huyện Bàu Bàng đến năm 2030

Dự định đến năm 2030, Bàu Bàng sẽ được quy hoạch với 6 khu đô thị chính trên địa bàn:

Khu đô thị trung tâm hiện hữu: Diện tích của khu đô thị này đến năm 2030 là 8.835,93ha với quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 90.000 người. Đây sẽ là trung tâm chính trị – hành chính, trung tâm dịch vụ của huyện Bàu Bàng và là trung tâm công nghiệp của khu vực phía Bắc huyện Bàu Bàng.

Khu đô thị này phân bố chủ yếu tại thị trấn Lai Uyên và một phần đô thị Lai Hưng với hướng phát triển kết hợp giữa khu công nghiệp Bàu Bàng và khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng. Khu đô thị này gắn với hành lang kinh tế Quốc lộ 13, , đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng, đường Vành đai 5, đường ĐT.749C, đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng.

Khu đô thị số 3: Đây là khu đô thị văn minh, hiện đại nằm ở phía bắc của huyện Bàu Bàng với diện tích 1.605ha với các tuyến đường chủ đạo như: tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh, Đường huyện 618 và 626, đường ĐT.750,…

Khu đô thị công nghiệp Cây Trường: Với diện tích 1.900ha, khu đô thị thuộc thị trấn Lai Uyên này có các trục đường lớn như: Quốc lộ 13, đường cao tốc Hồ Chí Minh, đường Bắc – Nam 1, đường ĐT.750, đường phía Tây Quốc lộ 13.

Khu đô thị số 4 – khu đô thị Lai Hưng: Đây được xem là đô thị công nghiệp với diện tích 4.77,2ha thuộc khu vực xã Lai Hưng. Không gian đô thị gắn với các tuyến đường chủ lực như Quốc lộ 13, đường Bắc Nam 5, đường Đông Tây 1 và các đường huyện.

Khu đô thị Long Nguyên: Nằm ở phía Tây của huyện Bàu Bàng, khu đô thị này sẽ mở rộng về phía Bắc để kết nối với đường vành đai 5 và các đường huyện.

Khu đô thị công nghiệp thuộc xã Hưng Hoà: Khu đô thị mới kết hợp giữa công nghiệp – dịch vụ này sẽ là khu dân cư kết hợp với trường Đại học Cổng Xanh,…Tại đây có các hành lang kinh tế chủ đạo như cao tốc Hồ Chí Minh – Chơn Thành – Thủ Dầu Một, đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng, đường ĐT.741.

2. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư của Huyện Bàu Bàng từ 2016 – 2025

Lĩnh vực y tế:

+ Giai đoạn từ năm 2016 – 2020: Trung tâm Y tế huyện Bàu Bàng và Trạm y tế xã Lai Hưng, Trừ Văn Thố.

Lĩnh vực giáo dục: 

+ Giai đoạn từ năm 2016 – 2020: Trung học cơ sở Trừ Văn Thố, tiểu học Bàu Bàng, trung học cơ sở Cây Trường và Trung tâm bồi dưỡng chính trị.

+ Giai đoạn từ năm 2021 – 2025: Tiểu học Trừ Văn Thố, mầm non Hưng Hòa, mầm non Long Nguyên, trung học cơ sở Bàu Bàng, mầm non Tân Hưng.

Lĩnh vực văn hóa thể thao:

+ Giai đoạn từ năm 2016 – 2020: Trung tâm văn hóa thể thao huyện

+ Giai đoạn từ năm 2021 – 2025: 5 Trung tâm văn hóa thể thao xã

Lĩnh vực các ngành kinh tế

+ Giai đoạn từ năm 2016 – 2020: Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng (giai đoạn 2); Khu công nghiệp Cây Trường; Khu công nghiệp Lai Hưng; Xây dựng chợ Lai Uyên; Xây mới chợ Lai Hưng; Nâng cấp mở rộng chợ ấp 4 xã Trừ Văn Thố.

+ Giai đoạn từ năm 2021 – 2025: 01 siêu thị kết hợp với chợ khu công nghiệp Bàu Bàng.

Lĩnh vực hạ tầng cơ sở

+ Giai đoạn từ năm 2016 – 2020: Trung tâm hành chính; Trụ sở xí nghiệp công trình công cộng; Nghĩa trang liệt sĩ; Đầu tư đường Mỹ Phước – Bàu Bàng; Đầu tư đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng Đầu tư nâng cấp đường ĐT 749A; Đầu tư nâng cấp đường ĐT 749C; Đầu tư nâng cấp đường ĐT 741B; Xây dựng, nâng cấp đường giao thông nông thôn; Hệ thống chiếu sáng của các tuyến đường lớn;Thực hiện khai thông, nạo vét các sông suối.

3. Quan điểm quy hoạch huyện Bàu Bàng

– Dựa trên cơ sở khai thác những tiềm năng và lợi thế của huyện về vị trí địa lý, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản.

– Phát triển kinh tế – xã hội huyện Bàu Bàng trên cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ

– Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

4. Mục tiêu phát triển quy hoạch huyện Bàu Bàng

a. Mục tiêu tổng quát:

  • Phấn đấu đến năm 2025, cơ cấu kinh tế của các dự án Bàu Bàng sẽ chuyển dịch theo hướng công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ
  • Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội – kỹ thuật đồng bộ, hiện đại
  • Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển văn hóa, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
  • Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
  • Hướng đến nền tảng để sớm trở thành đô thị xanh, thân thiện môi trường, văn minh, hiện đại.

b. Mục tiêu cụ thể:

– Về kinh tế: Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân 5%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 4%/năm.

+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân 18%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 22%/năm.

+ Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 đạt bình quân 24%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt bình quân 26,5%/năm.

– Về xã hội: Tốc độ tăng dân số bình quân đạt 9,15%/năm giai đoạn 2016-2020 và 9%/năm giai đoạn 2021-2025;

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 58% năm 2020 và 70% năm 2025.

– Về môi trường: 100% các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường

Hướng đến 3 tỷ lệ vàng: Tỷ lệ che phủ cây xanh, cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm đến năm 2020 đạt 60% và sau năm 2020 đạt 65%

Tỷ lệ chất thải rắn và chất thải y tế được thu gom và xử lý phấn đấu đạt 100%; 100% các cơ sở mới sản xuất – kinh doanh có phương án xử lý ô nhiễm môi trường

Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch và tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,9%.

Quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng đến năm 2030 - Ảnh 5

Click vào đây để xem ảnh rõ nét hơn

5. Nội dung quy hoạch Bàu Bàng chi tiết

3.1 Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu.

a. Nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi trong đó chăn nuôi là ngành chủ lực. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt quan tâm đến giống cây trồng và vật nuôi.

b. Công nghiệp: Phát triển công nghiệp tập trung vào các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường thuộc các lĩnh vực sản xuất thiết bị điện, điện tử – công nghệ thông tin, chế biến lương thực – thực phẩm… Phát triển các khu công nghiệp theo hướng tập trung, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch.

c. Thương mại – dịch vụ: Phát triển thương mại – dịch vụ nhanh, Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ hiện đại kết hợp với truyền thống bao gồm xây dựng mới và nâng cấp mạng lưới chợ, xây dựng mới siêu thị, trung tâm thương mại. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngành dịch vụ như cảng ICD, viễn thông, kho bãi kết nối với tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn.

d. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống giao thông vận tải: Tập trung phát triển hệ thống giao thông nối liền các khu đô thị mới, các đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, các công trình đầu mối giao thông quan trọng, liên vùng, gắn kết chặt chẽ với các vùng trong tỉnh để hỗ trợ nhau phát triển đồng bộ, khai thác tốt nhất thế mạnh kinh tế – xã hội của toàn tỉnh.

e. Thủy lợi: thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi nhằm phục vụ tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, hạn hán, bão lụt…

– Hệ thống cấp điện, cấp – thoát nước: Phát triển lưới điện và trạm biến thế, bảo đảm điện năng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt là cho các khu, cụm công nghiệp; Đầu tư tuyến ống cấp nước, phân phối và tuyến ống dẫn nước từ kênh chuyển nước từ hồ Phước Hòa qua hồ Dầu Tiếng

f. Bưu chính – viễn thông: Phổ cập đa dịch vụ đến các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã, phát triển bưu chính theo hướng hoàn thiện chất lượng dịch vụ, cải thiện mạng lưới rộng hơn đưa mạng lưới đến gần khách hàng hơn với chất lượng cao hơn

Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông cần kết hợp đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. Đến năm 2020, phủ sóng thông tin di động băng thông rộng đến 100% địa bàn dân cư. Đến năm 2025, có 50% các tuyến đường được ngầm hóa mạng cáp viễn thông và phát triển theo xu hướng hội tụ trên một hạ tầng có thể tích hợp cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau với tốc độ cao, chất lượng cao.

g. Các ngành, lĩnh vực văn hóa – xã hội: Ngành giáo dục, đào tạo: Huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%; xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học 100%; Giáo dục tiểu học đảm bảo 100% giáo viên đạt chuẩn, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 100%; Giáo dục trung học cơ sở: 100% giáo viên đứng lớp đạt trên chuẩn, duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở; 75% trường đạt chuẩn quốc gia.

– Đào tạo – dạy nghề: Nâng cao hiệu quả đào tạo và chất lượng dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp; kết hợp chặt chẽ nhiều hình thức đào tạo, tăng cường đào tạo trong và ngoài huyện, đưa đi đào tạo bên ngoài.

– Ngành y tế và chăm sóc sức khỏe: Đầu tư cải tạo, nâng cấp trung tâm y tế và các trạm y tế, mua sắm bổ sung trang thiết bị bảo đảm nhu cầu khám chữa bệnh.

– Ngành văn hóa thông tin – thể dục thể thao: Đẩu tư đồng bộ các cơ sở vật chất phục vụ phát triển văn hóa, thể thao; tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, kết hợp với giáo dục truyền thống, du lịch.

Công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bàu Bàng
(Nguồn:
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN BÀU BÀNG )

Thực hiện Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bàu Bàng, Ủy ban nhân dân huyện Bàu Bàng công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bàu Bàng với những nội dung tài liệu cụ thể như sau:

– Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 05 tháng 1 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bàu Bàng (vui lòng nhấn vào liên kết để xem chi tiết);

– Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bàu Bàng (vui lòng nhấn vào liên kết để xem chi tiết);

– Danh mục các dự án, công trình thực hiện đến năm 2030 trên địa bàn huyện Bàu Bàng (vui lòng nhấn vào liên kết để xem chi tiết);

– Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bàu Bàng (vui lòng nhấn vào liên kết để xem file chi tiết);

6. Quy hoạch sử dụng đất Bàu Bàng đến 2030

a) Phân vùng phát triển:

Khu vực phát triển đô thị: Từ nay đến năm 2030, quỹ đất ở đã đảm bảo theo dự báo phát triển dân số đô thị khoảng 120 nghìn dân tại đô thị Bàu Bàng. Do đó từ nay đến năm 2020, phát triển các dự án dân cư cần tập trung vào chất lượng phát triển.

– Khu vực phát triển công nghiệp: Phát triển dựa trên động lực của khu công nghiệp Bàu Bàng và đô thị Bàu Bàng. Khu công nghiệp Bàu Bàng với quy mô 997,74ha đang hoạt động, khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng đang được đầu tư cơ bản. Định hướng trong thời gian tới sẽ xây mới khu công nghiệp Cây Trường 700ha, khu công nghiệp Lai Hưng 600ha.

– Khu vực phát triển nông nghiệp và nông thôn mới: Phân vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến tỉnh Bình Dương. Loại hình nông nghiệp tùy theo đặc điểm riêng của từng vùng.

– Khu vực phát triển du lịch: Định hướng phát triển khu vực hồ Từ Vân 1 và 2 thành khu sinh thái, du lịch, nghỉ dưỡng.

Quy hoạch sử dụng đất huyện Bàu Bàng đến năm 2030 - Ảnh 6

Click vào hình để xem kích thước lớn

 

7. Hành lang phát triển quy hoạch giao thông tại Bàu Bàng

Hành lang công nghiệp – đô thị dọc Quốc lộ 13 với chuỗi đô thị Bến Cát – Bàu Bàng, Chơn Thành… và hệ thống khu công nghiệp tập trung Mỹ Phước – Bàu Bàng – Nam Chơn Thành.

– Vành đai 5 từ thị xã Tân Uyên qua huyện Bắc Tân Uyên đi Phú Giáo – Bàu Bàng;

– Đường tạo lực Mỹ Phước – Bàu Bàng;

– Đường Bàu Bàng – Phú Giáo – Bắc Tân Uyên là tuyến mới đề xuất;

– Trục cảnh quan – điểm nhấn đô thị: Bao gồm các tuyến đường vành đai, đường tỉnh, đường huyện là các tuyến đường chính trong đô thị. Chú trọng vào thiết kế cây xanh đường phố, đèn chiếu sáng để làm nổi bật các trục cảnh quang.

Đặt biệt: Theo STG tìm hiểu Cảng cạn IDC Bàu Bàng tại Bàu Bàng đang là vấn đề cấp bách của ngành dịch vụ Logistics Bình Dương để đáp ứng được yêu cầu kho bãi. Với mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp trấn giữ tại cửa ngõ phía Bắc tỉnh Bình Dương. Theo kế hoạch của UBND tỉnh, trong thời gian tới, huyện sẽ xây dựng hoàn thiện cảng cạn ICD với quy mô 20ha, trên địa phận thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng.

Ngoài ra, thông tin quy hoạch sử dụng đất, cụm công nghiệp đến năm 2020, huyện Bàu Bàng có 05 khu công nghiệp với diện tích khoảng 3.298 ha. Bên cạnh đó, các cơ sở công nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp có diện tích là 175ha.

Huyện Bàu Bàng đã triển khai thực hiện hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội huyện Bàu Bàng đến năm 2025; triển khai lập quy hoạch vùng huyện Bàu Bàng, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 các khu dân cư đô thị. Hạ tầng giao thông được huyện tập trung đầu tư và hoàn thành nhiều công trình trọng điểm. Đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa cc tuyến đường huyện đạt 100%, cc tuyến đường xã được 151,63km, đạt 33,38%.
4.3/5 - (78 bình chọn)