Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam hiện đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Những thông tin dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam để có cái nhìn tổng quan hơn về bản đồ quy hoạch cũng như những nội dung quy hoạch 2021-2030.
Thông tin tổng quan về tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, miền bắc Việt Nam. Là một trong những tỉnh kề cận thủ đô, lại được ưu ái với những thuận lợi về địa hình, thiên nhiên và giao thông, tỉnh Hà Nam đang từng bước thay đổi diện mạo, thu hút đầu tư bất động sản mạnh mẽ trong những năm gần đây.
+ Vị trí: tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng thủ đô. Địa lý tiếp giáp: Phía bắc tỉnh Hà Nam thành phố Hà Nội; Phía đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình; Phía đông nam giáp tỉnh Nam Định; Phía nam giáp tỉnh Ninh Bình; Phía tây giáp tỉnh Hòa Bình.
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất tự nhiên là 861,9 km², dân số khoảng 883.927 người (Năm 2019), đông thứ 51 về số dân. Trong đó, ở Thành thị có 193.762 người (22%); ở Nông thôn có 690.165 người (78%). Như vậy mật độ dân số của tỉnh là 990 người/km².
+ Hành chính: Tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 4 huyện với 109 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 thị trấn, 20 phường và 83 xã. Đây cũng là tỉnh có số lượng đơn vị hành chính cấp huyện ít nhất cả nước.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam đang được rất nhiều nhà môi giới và chủ đầu tư quan tâm.
Thông tin bản đồ quy hoạch Thành phố Phủ Lý Hà Nam
Phủ Lý là thành phố thuộc tỉnh Hà Nam đã và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thành phố Phủ Lý có 21 đơn vị hành chính, gồm 11 phường: Châu Sơn, Hai Bà Trưng, Lam Hạ, Lê Hồng Phong, Liêm Chính, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Quang Trung, Thanh Châu, Thanh Tuyền, Trần Hưng Đạo và 10 xã: Đinh Xá, Kim Bình, Liêm Chung, Liêm Tiết, Liêm Tuyền, Phù Vân, Tiên Hải, Tiên Hiệp, Tiên Tân, Trịnh Xá.
Nội dung quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm các mục như: phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn,…
Các nội dung đề xuất nghiên cứu là phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn: thành phố Phủ Lý, thị xã Duy Tiên, huyện: Kim Bảng, Thanh liêm, Bình Lục, Lý Nhân.

Thành phố Phủ Lý là trung tâm hành chính của tỉnh Hà Nam.
Trong đó, trọng điểm hướng tới quy hoạch thành phố Phủ Lý trở thành:
- Là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Hà Nam.
- Là trung tâm y tế chất lượng cao,đào tạo đa ngành, khoa học công nghệ và dịch vụ đô thị, du lịch phía Nam vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Là đô thị cửa ngõ phía Nam của vùng Thủ đô Hà Nội.
Quy hoạch Thành phố Phủ Lý, bao gồm 11 phường: Châu Sơn, Hai Bà Trưng, Lam Hạ, Lê Hồng Phong, Liêm Chính, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Quang Trung, Thanh Châu, Thanh Tuyền, Trần Hưng Đạo và 10 xã: Đinh Xá, Kim Bình, Liêm Chung, Liêm Tiết, Liêm Tuyền, Phù Vân, Tiên Hải, Tiên Hiệp, Tiên Tân, Trịnh Xá.
Đặc biệt, Thành phố sẽ đầu tư xây dựng trục đường Đông Tây, Bắc Nam, đường vành đai 1, đường nối cầu Ba Đa với đường cao tốc, cầu vượt sông Châu nối khu đô thị trung tâm với khu đô thị Lam Hạ, 2 cầu vượt sông Đáy, trên cơ sở hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các khu đô thị, các khu công nghiệp với Quốc lộ 1, 21A và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam năm 2021-2030
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam được nhiều nhà đầu tư quan tâm, dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về phạm vị quy hoạch, những quan điểm và nội dung lập quy hoạch chính.

Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam mục tiêu 2030 đang được rất nhiều người quan tâm.
Phạm vi quy hoạch
Theo bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam thì phạm vi quy hoạch sẽ bao gồm phần diện tích tự nhiên 859,5 km2 có tọa độ địa lý từ 20°21°đến 21°45 vĩ độ Bắc, từ 105°45′ đến 106°10 kinh độ Đông tỉnh Hà Nam.
Quan điểm quy hoạch
Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030 hướng đến mục tiêu đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa và các chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam cũng thể hiện việc đảm bảo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên đồng thời đảm bảo tính nhân dân, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch chung của quốc gia.
Các đơn vị lãnh đạo có trách nhiệm đưa ra những dự án và lập Quy hoạch trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Hà Nam.

Các quan điểm quy hoạch được nêu cụ thể dựa theo bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam.
Cần đảm bảo tính khả thi và phù hợp với khả năng cân đối, huy động về nguồn nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của tỉnh; liên kết chặt chẽ giữa các huyện trong và các vùng lận cận, xây dựng tỉnh Hà Nam phát triển nhanh và bền vững trên cả ba trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường.
Việc lập quy hoạch phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, giảm đói nghèo, nâng cao mức sống của người dân, phát triển những loại hình văn hóa du lịch, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, quan tâm đầu tư phát triển vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Hà Nam.

Việc lập quy hoạch cần đảm bảo thực hiện theo chủ trương của Nhà nước.
Bên cạnh đó, cần có biện pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tái cơ cấu dân cư theo hướng tập trung để tiết kiệm chi phí hạ tầng và tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017, qua điểm lập quy hoạch là nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả vì lợi ích chung của tỉnh Hà Nam và cả nước.
Nội dung quy hoạch
Nội dung Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thực hiện theo các quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch 2017 và Điều 28 Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
+ Phân tích, đánh giá và dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của tỉnh Hà Nam
+ Nhìn nhận và đánh giá phát triển kinh tế – xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn trên toàn bộ địa bàn tỉnh.
+ Quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch, bao gồm:
* Phương án quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Hà Nam
* Phương án phát triển phát triển hệ thống giao thông tỉnh.
* Phương án phát triển mạng lưới cấp phát điện.
* Phương án phát triển mạng lưới Internet, bưu chính viễn thông.
* Phương án phát triển mạng lưới cấp nước.
* Phương án phát triển các khu xử lý chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.
* Phương án phát triển kết cấu hạ tầng toàn xã hội.

Nội dung quy hoạch cụ thể rõ ràng với mục đích chung là phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
+ Lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng.
+ Phương án quy hoạch xây dựng các vùng huyện, liên huyện.
+ Phương án bảo vệ môi trường,
+ Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, thiên nhiên.
+ Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên triệt để, hợp lý nhất.
+ Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống các tác hại của hậu quả nước gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
+ Phương án phòng chống thiên tai
+ Phương án ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
+ Thứ tự ưu tiên thực hiện của các danh mục theo bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam.
+ Nguồn lực và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
+ Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp các hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh.
Quy hoạch sử dụng đất phát triển hạ tầng giao thông
Diện tích giao thông dự kiến đến năm 2030 của tỉnh Hà Nam là 12.640,73 ha, chiếm 60,76% so với đất phát triển hạ tầng tăng 4.311,40 ha so với năm 2020. Đồng thời các công trình quy hoạch giao thông sẽ được đầu tư nâng cấp, mở rộng, làm mới đường, cầu đường đem lại mạng lưới giao thông thuận tiện nhất.
Hệ thống giao thông cấp quốc gia
Tuyến đường bộ: Mở rộng tuyến đường tránh QL1A, đường tránh QL1 đoạn tránh TP Phủ Lý, QL21B, QL37B. Đồng thời mở rộng thêm tuyến tránh QL37B, QL38B, nắn tuyến QL38B đoạn qua xã Nhân Bình, đường Vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội và QL50, QL62. Xây dựng thêm cầu Châu Giang trên ĐT.496B thuộc huyện Lý Nhân.
Tuyến đường sắt: mở rộng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và dự án đường sắt Bắc Nam hướng tuyến mới, ga hàng hóa.
Các khu vực cảng sông: Mở rộng quy hoạch cảng Yên Lệnh 67 ha, cảng dùng chung sông Hồng – cầu Yên Lệnh 17,15 ha và xây dựng bến cảng dùng chung Việt San (huyện Kim Bảng) 1,30 ha. Cảng nhập, xuất và kho Thi Sơn (huyện Kim Bảng) 6,79 ha; cảng đường sông Bắc Hà (huyện Thanh Liêm) 0,66 ha và các kho bãi cảng đường sông dùng chung trên sông đáy xã Thanh Tân (huyện Thanh Liêm) 2,04 ha; khu dịch vụ, kho bãi.
Đường giao thông cấp tỉnh
Tuyến đường bộ: bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam cũng thể hiện chi tiết mở rộng, nâng cấp các tuyến đường tỉnh ĐT493, ĐT495, ĐT495B, ĐT 496, ĐT498B, …
Các khu vực bến xe: mở rộng quy hoạch sử dụng đất tại các khu vực bến xe trung tâm TP. Phủ Lý, bến xe Tiên Hiệp 7,32 ha, bến xe trung tâm huyện Thanh Liêm 2,6 ha, bến xe Bồ Đề 1,4 ha, Bến xe Vĩnh Trụ 2, Bến xe Thái Hà (Lý Nhân) 1 ha.
Trên là các thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Nam hy vọng đã giúp bạn có được những hiểu biết nhất định về tỉnh này. Để biết thêm thông tin quy hoạch của các tỉnh thành khác, hãy truy cập https://www.stgrealestate.vn/thong-tin-quy-hoach.html để tìm hiểu thêm!
STG Real Estate: https://www.stgrealestate.vn
Địa chỉ: 323 – 325 Đường Hùng Vương, P9, Quận 5, HCM
Hotline: 090 886 0000